Đổi mới phương pháp giảng dạy Biển và đại dương

Phần I. Đặt vấn đề
        Với phương diện là một giáo viên(GV) đã tham gia giảng dạy chương trình Địa lý 6 nhiều năm và cũng từng được dự giờ thăm lớp của nhiều đồng nghiệp, tôi đồng tình với nhận định của nhiều giáo viên rằng: “Trong chương trình địa lý 6 có nhiều bài, nhiều phần khó dạy, trong một tiết học học sinh(HS) phải nắm được nhiều khái niệm và hiện tượng địa lý, trong khi đó đối tượng của chương trình là học sinh lớp 6, là đối tượng nhỏ tuổi nhất trong chương trình trung học cơ sở, vì vậy việc hiểu và giải thích được các khái niệm, hiện tượng địa lý lại càng khó hơn”.
Tuy nhiên bản thân tôi lại không nhất trí với quan điểm và cách làm của nhiều giáo viên lại cho rằng trong một giờ lên lớp giáo viên phải thể hiện được hết những đơn vị kiến thức được viết trong sách giáo khoa(SGK), hay nói cách khác SGK  là pháp lệnh, phải dạy, phải nói hết những gì có trong sách giáo khoa và tuyệt đối trung thành vào tuần tự  SGK đã đề ra, phương tiện tham khảo hữu hiệu nhất là sách giáo viên và sách thiết kế bài giảng. Từ suy nghĩ đó nên rất nhiều giáo viên thiết kế bài giảng đều tuyệt đối trung thành vào SGK, sách giáo viên, sách thiết kế bài bài giảng và cố gắng thể hiện hết những kiến thức có trong SGK,  trong đó có bài 24:  Biển và Đại dương- Địa Lý 6.
        Đứng trước thực tế đó bản thân tôi cũng đã nhiều lần dao động và thay đổi các phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm để đạt hiệu quả cao nhất trong giảng dạy, đặc biệt là đối với bài 24: Biển và Đại dương- Địa lý 6 được xem là bài dài và khó dạy như nhiều giáo viên đã trao đổi, bỡi có nhiều khái niệm, hiện tượng khó hiểu đối với HS.
       Vì vậy việc tôi trình bày bài viết này cũng mong chia sẽ một vài kinh nghiệm của bản thân khi thay đổi phương pháp giảng dạy mà thấy có hiệu quả cao hơn so với các phương pháp trước đó tôi và một số đồng nghiệp đã thực hiện.
Qua đây, tôi cũng muốn khẳng định rằng để dạy học có hiệu quả không nhất thiết phải tuân thủ hoàn toàn vào SGK, sách giáo viên và sách thiết kế, vì sách giáo khoa là tài liệu viết chung cho nhiều vùng miền, nhiều địa phương trong cả nước nên bản thân giáo viên phải lựa chọn những kiến thức trong bài sao cho phù hợp với đối tượng mình giảng dạy, còn bản thân sách giáo viên và sách thiết kế nó chỉ là tài liệu tham khảo chứ không mang tinh chất bắt buộc.
Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là dạy học có thể thoát ly SGK một cách hoàn toàn, ngược lại hiện nay chúng ta đã có tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năngHướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là căn cứ quan trọng cho giáo viên khi soạn bài lên lớp. Qua đó Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã quy định Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá. Trong đó có yêu cầu:
- Căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.
- Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Chú trọng phương pháp rèn luyện tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của HS.
- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm...
Đó là những cơ sở khoa học để chúng ta có thể đổi mới phương pháp giảng dạy và tránh lệ thuộc hoàn toàn vào SGK như trước đây.
II Nội dung
1. Thực trạng của vấn đề.
Qua trao đổi, dự giờ nhiều đồng nghiệp và riêng cá nhân tôi trước đây cũng vậy, khi dạy bài “Biển và Đại Dương” đều khẳng định đây là bài dài và  khó dạy nên sử dụng phương pháp vấn đáp là chủ yếu, trong đó thiên về vấn đáp tái hiện và vấn đáp giải thích minh họa để làm thế nào truyền đạt được hết kiến thức có trong SGK đến với HS.
Cụ thể trong quá trình giảng dạy, giáo viên chủ động tiến hành giảng dạy theo tuần tự như  SGK đã đề ra và sự hướng dẫn của sách giáo viên và sách thiết kế bài giảng như sau:
Mục 1- Độ muối của nước biển và đại dương.
Giáo viên chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi như:
- Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu?
- Độ muối đó do đâu mà có? Giáo viên đi sâu vào giải thích thêm.
- Độ muối của nước trong các biển và đại dương như thế nào?
- Tìm và chỉ trên bản đồ thế giới biển Ban Tích, biển Hồng Hải... sau đó đi sâu vào giải thích vì sao độ muối của hai biển trên lại khác nhau. 
- Vì sao nước biển, đại dương ở vùng chí tuyến lại mặn hơn ở các vùng khác?
- Độ muối của biển nước ta là bao nhiêu? Vì sao độ muối ở biển nước ta lại thấp hơn mức trung bình?.v.v.
 Mục 2 - Sự vận động của nước biển và đại dương.
  Giáo viên sử dụng một hệ thống câu hỏi như :
- Sóng, thủy triều, dòng biển là gì?
- Nguyên nhân sinh ra sóng, thủy triều, dòng biển?
- Sóng, thủy triều, dòng biển có vai trò như thế nào?
- Vì sao có sóng thần? Tác hạn của sóng thần như thế nào?
- Thủy triều có mấy loại? Triều cường, triều kém vào thời gian nào?
- Có mấy loại dòng biển? Kể tên và chỉ trên bản đồ một số dòng biển nóng, lạnh trên thế giới?
- Nhận xét sự phân bố các dòng biển nói trên?.v.v.
Tiết dạy được tiến hành theo tuần tự:
+ Giáo viên chủ động đưa ra các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.
+ Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung và giảng giải lại kiến thức đã hỏi.
Cụ thể trong bài giáo viên còn đi sâu vào miêu tả, giải thích thêm về sự biểu hiện và nguyên nhân các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển, những ngày triều cường, triều kém và sự ảnh hưởng của dòng biển đối với khí hậu ven bờ...
Việc sử dụng các phương pháp đó thực chất là giáo viên giảng- học sinh nghe, giáo viên ghi bảng- học sinh chép vào vở, giáo viên chỉ bản đồ – học sinh nhìn theo, giáo viên hỏi - học sinh trả lời…Giáo viên chủ động truyền đạt một cách rõ ràng, mạch lạc nội dung bài giảng được chuẩn bị sẳn, trò thụ động tiếp thu và ghi nhớ những nội dung mà giáo viên truyền đạt, kết hợp trả lời các câu hỏi mà giáo viên nêu ra.
Xét về mặt hình thức các giờ học đó có vẽ sinh động vì học sinh tích cực hoạt động. Song nếu theo quan niệm về học tập tích cực thì những giờ học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.
Qua kiểm tra đánh giá  tôi nhận thấy thực tế giảng dạy theo phương pháp trên  chất lượng giờ dạy không cao, vì vậy tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy theo cách sau.
2. Nội dung đổi mới phương pháp dạy bài 24: “Biển và Đại Dương”- Địa lý 6.
Bài mới:
Mục 1. Độ muối của nước biển và đại dương.
- Phương pháp chủ yếu của mục này là đàm thoại gợi mỡ và nêu vấn đề.
- Phương tiện dạy học chủ yếu là bản đồ hành chính thế giới và bảng số liệu về độ mặn trung bình một số biển trên thế giới.
- Các bước tiến hành:
      Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
- GV: Kể tên một số biển và đại dương trên thế giới mà em biết?
- HS: Kể
- GV: Tính chất của nước biển và đại dương khác so với nước ở ao hồ, sông suối như thế nào?
- HS: Nước biển và đại dương mặn, còn nước ở ao hồ, sông suối thì ngọt.
- GV: Vì sao nước ở biển và đại dương lại mặn?
- HS: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
- GV: Độ muối trung bình các biển và đại dương là bao nhiêu?
- HS: Trung bình là 35‰
- Cho học sinh quan sát bảng số liệu sau:
Biển Hồng Hải Ban Tích Biển Đông
Độ muối trung bình 41‰ 32 ‰ 33‰
- GV: Nhận xét độ mặn trung bình của một số biển trên thế giới?
- HS: Không giống nhau.
- GV treo bản đồ thế giới, chỉ trên bản đồ những biển nói trên và nói thêm ngay cả biển nước ta độ mặn cũng không giống nhau giữa các khu vực, các mùa trong năm.
- GV: Vì sao độ mặn không giống nhau giữa các biển và đại dương?
- HS: Do nước sông(nước mưa) chảy vào và độ bốc hơi giữa các biển không giống nhau.
- GV: Vì sao biển nước ta lại có độ mặn thấp hơn mức trung bình?
- HS: Do nước ta có mưa nhiều(nhiều sông), độ bốc hơi thấp đặc biệt là mùa đông.
 
1. Độ muối của nước biển và đại dương.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-  Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35‰
 
 
 
 
- Độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
 
2. Sự vận động của nước biển và đại dương.
- Phương pháp chủ yếu của mục này là hoạt động nhóm và một phần giải thích minh họa.
- Phương tiện dạy học chủ yếu là hình vẽ về sóng biển, tranh về thủy triều lên xuống ở bải biển và bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới.
- Các bước tiến hành:
GV: Nước biển và đại dương có mấy dạng vận động?
HS : Gồm ba dạng vận động là sóng biển, thủy triều và hải lưu(dòng biển).
GV: Có ba dạng vận động, treo bảng sau lên bảng.
Dạng vận động Sóng biển Thủy triều
(Nước triều)
Dòng biển
(Hải lưu)
Biểu hiện  
 
   
Nguyên nhân chính      
Ý nghĩa  
 
   
Tổ chức hoạt động nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm.
GV: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
Nhóm I: Tìm hiểu đặc điểm của sóng biển.                                  Trên mặt biển
(Dựa vào hình vẽ sau)

                   
   
 
 
 
   
 
   
 
   
 
 
 
 
 

                                                                                                              
                                                                                                        Đáy biển
Nhóm II: Tìm hiểu đặc điểm thủy triều.
(Dựa vào hình vẽ về thủy triều lên, xuống ở bãi biển)
Nhóm III: Tìm hiểu đặc điểm của dòng biển.
(Dựa vào bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới).
HS : Thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm ghi kết quả vào giấy A4.
GV: Quan sát hướng dẫn, gợi mỡ khi học sinh gặp khó khăn.
HS : Đại diện nhóm lên gắn kết quả vào bảng.
GV: Tổ chức học sinh nhận xét, bổ sung kết quả giữa các nhóm với nhau (ghi bằng mực đỏ).
GV: Nhận xét, bổ sung kết quả làm việc của các nhóm và chuẩn kiến thức như bảng sau:
Dạng vận động Sóng Thủy triều Dòng biển
(Hải lưu)
Biểu hiện Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. Là hiện tượng nước biển có lúc dang lên, lấn sâu vào vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. Là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt, tạo thành cá dòng chảy trong các biển và đại dương.
Nguyên nhân chính Nguyên nhân chủ yếu là do gió. Động đất dưới đáy biển sinh ra sóng thần. Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như gió Tín Phong, gió Tây ôn đới...
Ý nghĩa Sản xuất điện nhờ vào sóng biển. Đánh bắt thủy sản, sản xuất muối, hàng hải, sản xuất năng lượng thủy triều, bảo vệ tổ quốc... Điều hòa khí hậu(ảnh hưởng khí hậu ven bờ)
- Phát triển giao thông, đánh bắt hải sản...
Lưu ý:
- Để hình thành được biểu tượng về các hình thức vận động của nước biển và đại dương như sóng, thủy triều, dòng biển đối với HS là khá khó, đặc biệt là hình thành biểu tượng về sóng biển nên GV cần hướng dẫn HS khai thác tốt các kênh hình và miêu tả, diễn giải thêm cho HS hiểu.
- Khi nhận xét, bổ sung kết quả làm việc của các nhóm về các dạng vận động của nước biển GV có thể hỏi thêm một số vấn đề như chế độ của thủy triều như thế nào(có mấy loại thủy triều), triều cường, triều kém khi nào, có mấy dạng dòng biển, sự ảnh hưởng của dòng biển đối với khí hậu ven bờ ra sao?.v.v. Khi đó tùy thuộc vào khả năng nhận thức của HS mà GV khai thác thêm chổ nào cho hợp lý.
- GV không cần giải thích sâu về các nguyên nhân sinh ra các dạng vận động của nước biển vì đó là kiến thức khó đối với HS lớp 6, những chỗ nào khó đối với HS thì GV cho HS công nhận hiện tượng đó là được không cần giải thích, hơn nữa các em sẽ được tìm hiểu kỹ hơn khi học chương trình lớp 10.
Phần cũng cố:
GV tổ chức trò chơ ô chữ sau:
                          
  Đ Ô M Ă N  
  T R I Ê U C Ư Ơ N G
  G I O  
  L Ê N X U Ô N G  
S O N G  
                       
                            1
                            2
                            3
                            4
                            5 
 
 
1, Đây là điểm khác nhau dễ phân biệt nhất giữa nước ở biển và đại dương so với nước ở ao hồ, sông suối. (chữ Đ)
2, Là cụm từ dùng để chỉ hiện tượng của thủy triều lên cao nhất vào ngày trăng tròn và ngày không trăng. (Chữ I)
3, Nguyên nhân quan trọng nhất sinh ra sóng và dòng biển là gì?
4, Biểu hiện dễ thấy nhất về thủy triều của nước biển ở ven bờ là gì? (Chữ Ê)
5,    Hiện tượng nước biển và đại dương dao động tại chổ gọi đó là gì? (Chữ N)
 Từ chìa khóa:
 Là một sản phẩm mà dựa vào sóng biển, thủy triều, gió...người ta có thể sản xuất ra nó. (Điện)
GV nói thêm – Sóng,  thủy triều được đánh giá như là than xanh, là nguồn năng lượng sạch và vô tận mà hiện nay chưa khai thác hết tiềm năng của nó)
3. Các biện pháp chính để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
- Thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau, các ý kiến trao đổi của đồng nghiệp.
- Tổ chức hội thảo, dạy thể nghiệm một số tiết để đúc rút kinh nghiệm.
- Điều tra khảo sát kết quả trước và sau khi dạy thể nghiệm về đổi mới phương pháp dạy bài 24: biển và đại dương.
 
 
 
III - Kết luận
 
1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở lớp 6 tôi nhận thấy chất lượng giời dạy tiến bộ rõ rệt giữa khi chưa đổi mới (phương pháp cũ) so với khi đổi mới (phương pháp mới). Cụ thể qua kiểm tra bằng phiếu trắc nghiệm sau giờ học ở lớp 6A, 6B, 6C, 6D trong năm học 2008- 2009 và năm 2009- 2010 với tất các đối tượng học sinh khác nhau đã thu được kết quả như sau:
  Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Chưa đổi mới
Đã đổi mới
1.6%
14.7%
14.7%
21.1%
52.7%
48.5%
28.1%
15.7%
2.9%
0.0%
Trong quá trình lên lớp bản thân tôi còn nhận thấy sau khi giảng dạy theo phương pháp mới trên đã giúp cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng giao tiếp, tìm tòi khám phá của mình từ đó đem lại niềm vui và hứng thú trong học tập, đồng thời giáo dục được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS.
Đối với giáo viên đã khắc phục được tình trạng nói nhiều, nghi nhiều, nhàm chán  về phuong pháp trong quá trình lên lớp, lệ thuộc quá nhiều vào SGK, sách GV và thiết kế bài giảng.
2. Kết luận, kiến nghị và đề xuất.                                          
Dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng, vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau trong mỗi giờ dạy và xác định được chuẩn kiến thức cần đạt, bởi việc xác định đúng phương pháp giảng dạy và chuẩn kiến thức cần đạt trong một bài học là rất cần thiết nó góp phần làm năng cao chất lượng dạy và học.
Thực tế giảng dạy của nhiều giáo viên cho thấy giáo viên không chỉ sử dụng 1 hoặc 2 phương pháp, mà thường sử dụng nhiều phương pháp trong một tiết học. Song cần xác định đúng phương dạy học chủ đạo và có sự lựa chọn, phối hợp các phương pháp khác một cách linh hoạt.
Một phương pháp dạy học đúng đắn, phù hợp với từng đối tượng HS, từng bài học của bộ môn sẽ phát triển tư duy, kích thích học sinh tìm tòi, suy nghĩ từ đó làm cơ sở cho việc hình thành thái độ và hành vi đúng đắn của người học sinh.
Qua kết quả kiểm tra đánh giá trước và sau khi đổi mới ở trên, tôi nhận thấy đề tài đã giải quyết được một trong những vấn đề khó khăn trong dạy Địa lí  và chứng tỏ việc đổi mới phương pháp giảng dạy bài 24 : "Biển và Đại Dương" đã đạt kết quả và có tính khả thi c ao. Tuy nhiên để áp dụng một cách rộng rãi và đạt hiệu quả thật cao thì đề tài này không tránh khỏi thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của đồng chí , đồng nghiệp.
                                  Xin chân thành cảm ơn !
                                                Đô Thành ngày 18 tháng 05 năm 2010
 
                                                                                      Người viết
                                                                                        Hồ Văn Thái
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mục lục
 

Tác giả bài viết: Hồ Văn Thái