Lịch sử hình thành và phát triển

SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG THCS ĐÔ THÀNH
          1. Vài nét về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đô Thành
     Xã Đô Thành nằm về phía đông Bắc của huyện Yên Thành, cách huyện lị khoảng 15km. Địa hình của Đô Thành được phân thành 2 vùng khá rõ rệt. Vùng Nam Đô và vùng Bắc Đô. Con Kênh đào Vếch Bắc là ranh giới tự nhiên giữa 2 vùng đó. Vùng Nam Đô hầu hết là đồng bằng, còn Bắc Đô trên 1/3 diện tích là đồi núi. Diện tích tự nhiên toàn xã 1 032 ha, diện tích canh tác 600 ha, diện tích đồi núi, ao hồ mặt nước 305 ha.
          Theo số liệu thống kê của UBND xã , đến năm 2025 Đô Thành có 14 xóm dân cư  2.840 hộ, 17.398 khẩu. Trong đó có 5 xóm Công giáo. Là một xã có dân số đông, mật độ cao, đồng bào công giáo nhiều vào loại nhất huyện.
          Trãi qua hơn 500 năm lịch sử, các thế hệ dân cư sống trên mãnh đất Đô Thành, đã kế tiếp nhau khai phá đồng ruộng, tạo dựng cuộc sống, xây dựng quê hương, góp phần vào công cuộc dựng nước và giữ nước.
          Đô Thành là xã có truyền thống cách mạng. Truyền thống đó được phát huy cao độ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, góp phần cùng đồng bào cả nước hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đánh đuổi mgoại xâm, thống nhất đất nước. Toàn xã có 4 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 132 liệt sỹ, 167 Thương- Bệnh binh. Điều đó đã khẳng định lòng yêu nước, truyền thống cách mạng của quê hương Đô Thành
          Đảng bộ xã Đô Thành có 18 Chi bộ, trong đó  có 4 Chi bộ trường học.  
          Nền kinh tế nhân dân được phát triển chủ yếu là sản xuất Nông nhiệp, chăn nuôi, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Thị Tứ Vếch Bắc đã và đang được quy hoạch, xây dựng, trở thành trung tâm chính trị , kinh tế, văn hoá xã nhà.
          Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, cùng với những thành tựu của công cuộc phát triển kinh tế, Đô Thành đã có được những bước phát triển vững chắc trong lĩnh vực văn hoá giáo dục. Địa phương đã tập trung đầu tư về cơ sở vật chất cho các nhà trường, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các cấp học.
          Những đặc điểm cơ bản trên, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển giáo dục của địa phương nói chung và của trường THCS Đô Thành nói riêng.
            2. Tình hình của trường THCS Đô Thành
           Trường THCS Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An được thành lập ngày 15 tháng 09 năm 1961 theo QĐ của Ty giáo dục Nghệ An.
          Buổi đầu thành lập trường có 3 lớp với 168 học sinh của 3 xã Đô Thành, Đức Thành và Thọ Thành. Với hội đồng giáo viên chỉ vẻn vẹn có 4 người, cơ sở vật chất quá nghèo nàn, tạm bợ, đặc biệt trong cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, trường phải chuyển dời đi nhiều địa điểm. Dỡ trường, dựng trưỡng, đào hào, đắp luỹ, che chắn xung quanh các lớp học,.... Đó là những công việc diễn ra thường xuyên trong những tháng năm mưa bom bão đạn. từ dưới những “Lớp học nhà hầm”  nhiều thế hệ học sinh nhà trường đã trưởng thành. Hàng chục thanh niên đã rời ghế nhà trường đi chiến đấu bảo vệ quê hương, nhiều người trong số họ đã hiến trọn tuổi xuân của mình cho nền độc lập tự do của dân tộc. Một số  em có điều kiện học lên các trường Cao đẳng, Đại học thì ngày nay đã là kỷ sư, bác sỹ, cán bộ trung cao cấp, đang ngày đêm đem hết trí tuệ và tâm lực của mình phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đaị hoá đất nước.
          Năm học 2024-2025 đánh dấu 64 năm hình thành và phát triển của trường. Hiện nay trường THCS Đô Thành có 26 lớp với 1560 học sinh. Đội ngũ cán bộ giáo viên 51 người. GV trực tiếp giảng dạy 44 người. Chất lượng và trình độ đào tạo đã được chuẩn hoá.
          Trường có 3 tổ chuyên môn:
- Tổ Quản lý hành chính: 7 người (2 lãnh đạo, 5 nhân viên)
- Tổ KHTN 15 người( gồm có nhóm Sinh-Hoá-Công nghệ-Thể dục )
- Tổ KHXH: 29 người ( gồm có nhóm Sử-Địa-GDCD và  nhóm Ngoại ngữ-Nhạc-Hoạ
        Chi bộ Đảng nhà trường có 34 đảng viên. nhiều năm liền được công nhận trong sạch vững mạnh, vững mạnh xuất sắc, được huyện uỷ khen thưởng. Công đoàn, Chi đoàn giáo viên, liên đội thiếu niên tiền phong đều là các tổ chức đoàn thể vững mạnh xuất sắc liên tục trong những năm qua.
      Quy hoạch tổng thể và điều kiện cơ sở vật chất của trường cơ bản ổn định. Diện tích nhà trường quản lý và sử dụng 12 861m2 được chia làm 2 khu vực: khu vực dạy học (Khu vực chính của nhà trường) gồm có 8 861m2, khu vực sân bãi học thể dục có 4000m2. Hiện nay trường có 12 phòng học cao tầng và 10 phòng học cấp 4, đủ cho học sinh học 2 ca
         Phòng thực hành đảm bảo cho các môn Hoá-Sinh-Lý-Công nghệ với các dụng cụ thí nghiệm, thực hành đảm bảo so vói yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Trường có phòng truyền thống, thư viện, phòng đội thiếu niên tiền phòng, phòng y tế học đường cũng như phòng làm việc cho Ban giám hiệu, nhân viên phụ trách, phòng hội họp. Tổng giá trị đầu tư cho cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ dạy và học hiện nay đang sử dụng gần 3 tỷ đồng.
           II- QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
          64 năm qua trường THCS Đô Thành không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng giáo dục, về hình thức cũng như nội dung. Sự phát triển của nhà trường hoàn toàn phù hợp với quy luật, đảm bảo tính vững chắc về mọi hoạt động của nhà trường.
       Hàng năm việc thực hành kế hoạch phát triển đảm bảo chính xác, duy trì sĩ số ổn định, hiệu quả đào tạo đạt kết quả cao. Từ năm 2003 đến nay trường THCS Đô Thành luôn hoàn thành phổ cập THCS
        Do tập trung chỉ đạo chuyên môn nên chất lượng giáo dục toàn diện của trường từng bước được nâng cao
         Từ năm học 2002-2003 đến nay trường trường đều có số học sinh tốt nghiệp THCS, đậu vào các trường chuyên, đậu học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi huyện đạt tỷ lệ cao
         Phong trào văn nghệ TDTT là một trong những hoạt động đóng góp vào thành tích chung của nhà trường. Qua những hoạt động này đã giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, hình thành nhân cách cho học sinh. Vừa duy trì kỷ cương nề nếp vừa tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường. Học sinh ngày càng có ý thức vươn lên trong học tập, tham gia các phong trào thi đua sôi nổi, chấp hành nghiêm túc nội quy do trường đề ra, không có học sinh nào cá biệt hay mắc các tệ nạn xã hội.
       Đội ngũ CBGV trường tuy đông nhưng có ý thức tổ chức kỷ luật rất tốt, luôn có ý thức bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ GV đều có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức trong sáng, lối sống giản dị lành mạnh. Không có giáo viên nào vi phạm pháp luật, ý thức phấn đấu vào Đảng ngày càng cao, bình quân hàng năm có từ 2-3 đồng chí được kết nạp vào Đảng. Công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. thi giáo viên dạy giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường đầu tư chỉ đạo, giáo viên tự giác chấp hành.  
         Ban giám hiệu trường là một tập thể lãnh đạo có truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình, năng động. 64 năm qua đã có 12 thầy cô giáo đảm nhận cương vị hiệu trưởng qua các thời kỳ. Hiện nay có 2 đồng chí đang quản lý điều hành có trình độ đạt chuẩn. Công tác quản lý thường xuyên được cải tiến, hoạt động của nhà trường không ngừng đổi mới nên chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Hàng năm đội ngũ quản lý được bồi dưỡng chính trị chuyên môn nghiệp vụ, công khai trong đánh giá xếp loại, bình đẳng trong chế độc hính sách, thẳng thắn trong góp ý phê bình, chân tình trong sinh hoạt, dứt khoát trong quản lý điều hành. Mối quan hệ giữa ban giám hiệu, tập thể sư phạm với lãnh đạo địa phương, phụ huynh học sinh được giữ vững tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Chấp hành nghiêm túc Nghị quyết của Đảng, chủ trương của nhà nước, Chỉ thị của ngành.
         III. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT TRONG 64 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
          Từ  một trường buổi đầu thành lập mới có 3 lớp (2 lớp 5, 1 lớp 6) với 4 giáo viên, địa điểm trường lớp không ổn định, đang tạm bợ đến nay trường THCS Đô Thành có 26 lớp gồm 51 CBGV với một khuôn viên trường lớp khang trang sạch đẹp. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ tương xứng với vị thế và tầm vóc của nhà trường. Qua 64 năm phát triển, nhà trường đã được hội đồng thi đua các cấp đánh giá cao:
  • Nhiều năm liền đạt trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc của huyện, của tỉnh
  • Được tặng nhiều bằng khen của UBND tỉnh
  • Lá cờ đầu của nghành GD yên Thành
  • Nhiều giấy khen của UBND huyện và các ban ngành liên quan.
        IV- NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
          Đạt được thành tích trên là một quá trình phấn đấu liên tục, không mệt mỏi, bằng nhiều biện pháp tích cực, vận dụng sức mạnh tổng hợp của đội ngũ quản lý và tập thể sư phạm. Từ những kết quả bước đầu, trường rút ra những bài học kinh nghiệm sau đay:
Nhà trường phải thực sự là cơ quan tham mưu tích cực, chính xác, phù hợp với thực tế cho lãnh đạo địa phương và các nghành giáo dục để lãnh đạo địa phương ra nghị quyết lãnh đạo, có chủ trương thực hiện. Nghành giáo dục chỉ đạo về chuyên môn, hỗ trợ các phương tiện phục vụ dạy và học.
        Tập trung ổn định quy hoạch và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học. Đây là yếu tố khách quan hết sức quan trọng đảm bảo vóc dáng của một trường, tạo sự ổn định cho quá trình phát triển theo nhiệm vụ chính trị hàng năm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
    Tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan
     Đội ngũ giáo viên là người lao động trực tiếp, thực hiện cụ thể theo nội dung, nhiệm vụ, chỉ tiêu của nhà trường. Muốn có kết quả cao đòi hỏi người quản lý phải là người mẫu mực, trung tâm của sự đoàn kết, coi trọng bồi dưỡng cho đội ngũ về tinh thần và vật chất. Bố trí sử dụng đúng năng lực của CBGV.
       Thực hiện đúng quy chế dân chủ từ đó mới phát huy hết tính tự giác, sức mạnh tập thể, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành nhiệm vụ được giao
        Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục bằng mọi hình thức phải tuyên truyền cho toàn dân hiểu về giáo dục trên cơ sở đó mới có trách nhiệm đối với giáo dục và có quyền được hưởng thụ giáo dục.
         Nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục. Điều đó được biểu hiện cụ thể thông qua đầu tư ngân sách của địa phương về xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí của hội cha mẹ học sinh, khen thưởng kịp thời những giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc của hội khuyến học .
      Quang cảnh nhà trường, cơ sở thiết bị tương đối hiện đại. Có được như hôm nay là kết quả của quá trình xã hội hoá giáo dục
       Nhà trường phải tạo được uy tín, niềm tin đối với lãnh đạo các cấp, các nghành và  phụ huynh học sinh
       Nhà trường phải cố gắng phấn đấu để tự khẳng định mình. Phải biết chọn thời cơ, tranh thủ thời cơ để có được sự đồng tình ủng hộ của lãnh đạo địa phương, của ngành, của cấp trên. Trên cơ sở đó cũng cố thêm uy tín của nhà trường, cũng cố niềm tin của lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương, phụ huynh, học sinh.
     Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được đầu tư đáp ứng với yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT
       Trên đây là những bài học kinh nghiệm theo ý chủ quan của nhà trường rút ra qua 64 năm hình thành và phát triển.




 
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay107
  • Tháng hiện tại1,415
  • Tổng lượt truy cập1,124,644
ALBUMS ẢNH
VIDEO SỰ KIỆN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây