13:07 EDT Thứ sáu, 26/04/2024 Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, năm học 2018-2019 | Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Đô Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An. | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS ĐÔ THÀNH | 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS ĐÔ THÀNH | Đổi mới phương pháp giảng dạy Biển và đại dương | Phát biểu nhân ngày 20/11 | Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức ở trường THCS Đô Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An. | Phong trào khuyến học của xã Đô Thành, huyện Yên Thành. | Cuộc cách mạng về tư duy và hành động giáo dục | Quan tâm đến từng học sinh để duy trì sĩ số | 

DANH MỤC

LIÊN KẾT WEBSITE

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức nổi bật

Học vì ngày mai

Thứ bảy - 09/11/2013 20:59

(GD&TĐ) - Nguyễn Phùng Châu là thủ khoa đầu ra của Học viện Quản lý Giáo dục năm 2012. Ấn tượng đầu tiên khi tôi tiếp xúc với chàng trai người miền Trung này là sự hoạt bát, tận tụy hết lòng vì công việc mà không phải người trẻ nào cũng có được. 

Những người thầy đáng kính

Nguyễn Phùng Châu
Nguyễn Phùng Châu

Nguyễn Phùng Châu chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Gia đình tôi có 4 anh chị em, tôi là con út. Khi mới tròn 5 tuổi, tôi đã mồ côi mẹ.

Từ đó, bố tôi ở vậy nuôi 4 anh chị em tôi ăn học, trưởng thành. Để có được những thành quả đầu tiên vững vàng như ngày hôm nay, gia đình chính là bước đệm giúp tôi tiến bước. 

Đến bây giờ, kỷ niệm ngày đầu đi nhập học vẫn luôn đọng mãi trong tâm tưởng tôi về một quyết tâm phấn đấu phải thành đạt.

Người thầy giáo tôi luôn cảm thấy biết ơn trong suốt quá trình học tập nghiên cứu trên giảng đường đại học là thầy Nguyễn Xuân Bảo, công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Thầy dạy bộ môn Chuyên ngành kĩ năng quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học cho khoa chúng tôi. 

Trước khi mất 2 ngày vì bạo bệnh, thầy đã gửi email dặn dò tôi rất cẩn thận, chu đáo về con đường học tập, làm việc phía trước của tôi.

Khi đứng trước ban thờ, thắp cho thầy nén nhang thành kính, tôi đã vô cùng xúc động trước tình cảm sâu sắc của người thầy đáng kính dành cho cậu trò nhỏ như tôi. Tôi luôn ghi nhớ câu nói của thầy rằng: “Em cứ cố gắng học thật tốt thì tương lai của em sẽ tươi sáng thôi, chứ em không cần chạy chọt, này nọ như một số bạn. Hãy cố gắng bằng chính khả năng của mình, thầy tin em làm được”.

 Giờ đây, khi đã trở thành một giảng viên thực sự, đứng trên bục giảng tại nhiều trường trung cấp, cao đẳng ở Hà Nội, những lời căn dặn, dạy bảo của thầy vẫn luôn thúc giục tôi về nghị lực sống và nỗ lực vươn lên.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết, giảng viên bộ môn Khoa học quản lý, cũng khiến tôi nể phục, học tập vì thái độ giảng dạy tâm huyết và tình cảm thương mến dành cho các sinh viên khoa Quản lý.

Đó là những bài học về kế hoạch tổ chức kiểm tra, tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, các thuyết quản lý... đều được tôi vận dụng trong thực tiễn công việc hiện tại. Theo noi những người thầy đáng kính, trong quá trình đi dạy tôi đã dành tâm huyết cho các em sinh viên, với mong muốn sau này các em có đầy đủ kĩ năng, kiến thức để bước vào đời”. 

Tuổi ấu thơ mơ làm thầy dạy Toán

Sống trong môi trường gia đình nề nếp, được bố quản lý và dạy dỗ một cách nghiêm khắc cùng với truyền thống sư phạm từ gia đình, ngay từ nhỏ, Nguyễn Phùng Châu đã thể hiện niềm đam mê, thiên hướng với các môn tự nhiên, đặc biệt là Toán học. 

Nhớ về Trường THPT Đặng Thai Mai (Thanh Chương, Nghệ An), Phùng Châu vẫn luôn ấn tượng về cách trình bày bảng của thầy chủ nhiệm Đặng Văn Thành. Thầy lau bảng rất sạch, bảng được chia làm 3 phần ngay ngắn, trong đó một góc bảng được thầy dành ra để viết những ghi chú của môn học.

Và đặc biệt là chữ thầy rất đẹp. Trong giờ học thầy luôn động viên học sinh tư duy, tìm tòi nhiều cách giải bài hay, đơn giản, ngắn gọn và sẽ có phần thưởng cho học sinh. Đến bây giờ, khi đi dạy, Châu vẫn học tập cách trình bày bảng này của thầy và thấy rất hữu ích.

Vì là dân chuyên khối A từ bé nên điều Châu thấy tiếc nhất chính là việc quá mê học Toán mà thành học lệch. Dù học rất giỏi Toán, năng động nhưng thời phổ thông, Châu chỉ dành danh hiệu học sinh tiên tiến chứ chưa được học sinh giỏi bao giờ. Sau này vào đại học, Châu đã phải dành nhiều thời gian để ôn luyện tiếng Anh và lối viết văn sao cho chuẩn mực.

PHƯƠNG THANH

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn